Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

​Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Có 5 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh thủy đậu  là:
  1. Biếng ăn, mệt mỏi
  2. Đau rát cổ họng
  3. Cáu gắt, bức rứt
  4. Sốt
  5. Nhức đầu
Ngoài ra còn có thể nhận thấy hàng loạt mụn đỏ hoặc phát ban phồng rộp trên toàn bộ cơ thể bệnh nhân.  Bạn có thểm video để nhận biêt

Một trang web cực hay về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là gì (Trái rạ)

benh thuy dau
Bệnh t​hủy đậu là một bệnh nhẹ nhưng dễ gặp và phổ biến. Bệnh hay thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên có thể có nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ vị thành niên.

Đầu tiên khi phát bệnh sẽ gây ngứa đỏ - phát ban, sau đó các điểm phát ban sẽ nổi lên thành mụn bóng nước.  Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt sau khi vỡ rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Một số trẻ chỉ phát vài đốt, nhưng phần lớn sẽ phát bệnh toàn thân. Thường phát bệnh ở  vùng mặt, lỗ tai, da gáy, dưới cánh tay, vùng ngực, bụng và chân. 

Tre phat benh
Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu bệnh thủy đậu hoặc xem qua video này để đối chiếu xem tình trạnh của con bạn có phải là bé đã bị nhiễm bệnh thủy đậu hay chưa

Bệnh thủy đâu (tên y học là varicella) được gây ra bởi virus varicella-zoster. Virus này lan truyền rất nhanh và có thể xâm nhập vào cơ thể những người xung quanh bệnh nhân rất dễ dàng

​​Tìm hiểu thêm về nguyên nhân của bệnh thủy đậu.

​​Thủy đậu là phổ biến nhất ở trẻ em dưới độ tuổi 10. Trong thực tế, thủy đậu là rất phổ biến trong thời thơ ấu của chúng ta. Điều này cho thấy rằng có hơn 90% người lớn đã được miễn dịch với bệnh này nếu như đã mắc bệnh ít nhất 1 lần.

Trẻ em thường bùng phát bệnh thủy đậu vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là giữa tháng Ba và tháng Năm.

Bạn cần làm gì khi trẻ bị bệnh thủy đậu

Picture
Để phòng tránh việc bùng phát bệnh thành dịch, không được cho trẻ đến trường hoặc nhà trẻ cho đền khi các mụn nước trở nên khô và đóng vẩy.

Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh, đặc biệt là trong vòng 2 ngày trước khi trẻ phát ban và trong vòng 5 hoặc 6 ngày sau khi phát ban.

Khi trẻ trong gia đình của bạn bị bệnh thủy đậu, bé cần được chăm sóc và cách ly khỏi cộng đồng để tránh tiếp xúc với những người có thể chưa được miễn dịch, đặc biệt là những người có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu , chẳng hạn như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho bất cứ ai có một hệ thống miễn dịch bị suy yếu ( ví dụ , những người đang điều trị bệnh ung thư hoặc dùng thuốc có hoạt tính mạnh) .

Tìm hiểu thêm về cách chủ động  phòng ngừa việc lây lan bệnh thủy đậu

Điều trị bệnh thủy đậu ​(Trái rạ)

Mặc dù bệnh thủy đậu có thể xem như một dạng bệnh nhẹ, nhưng trẻ thường rất khó chịu và bứt rứt khi nhiểm bệnh

Bé có thể bị sốt vài ngày khi phát bệnh, một số chỗ phát ban sẽ trở nên ngứa ngáy hết sức kinh khùng

Tuy không có điều trị phương thuốc đặc hiệu cho việc điều trị bệnh thủy đậu , nhưng có những biện pháp thay thế có thể giúp bé giảm được rõ rệt các khó chịu trong quá trình phát bệnh gây ra. Bạn có thể cho bé dùng các thuốc có paracetamol để giảm sốt , và dầu có chứa calamine và gel làm mát để giảm bớt ngứa .

Đối với hầu hết các trẻ em , các mụng bọng nước sẽ khô lại và tự bong tróc trong vòng 1-2 tuần .

Tìm hiểu thêm về cách điều trị bệnh thủy đậu 

Những ai sẽ gặp nguy hiểm khi mắc phải bệnh thủy đậu

Picture
Một số trường hợp có thề gặp biến chứng nghiêm trọng với bệnh thủy đậu:
  • phụ nữ mang thai
  • trẻ sơ sinh
  • bệnh nhân với hệ thống miễn dịch kém
Nếu bạn hoặc người thân thuộc về một trong ba trường hợp trên, vui lòng đến ngay bác sĩ hoặc y tế phường gần nhất để bác sĩ theo dõi càng sớm càng tốt

Bệnh nhân này có thể sẽ cần phải làm xét nghiệm máu như sau để kiểm tra xem bệnh nhân có thể được bảo vệ (miễn nhiễm) với bệnh thủy đậu hay không

Đọc thêm về các trường hợp kiểm tra đánh giá hệ thống miễn dịch đối với những trường hợp có khả năng bệnh nhân sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng với bệnh thủy đậu.


Bệnh thủy đậu đối vớ phụ nữ mang thai

Xác suất bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai là 3 trên 1000 ca. Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Xem để biết thêm thông tin các biến chứng của bệnh thủy đậu và những gì cần làm nếu bạn đang phải tiếp xúc với virus thủy đậu trong giai đoạn thai kỳ.

​Bệnh thủy đậu và bệnh Zona (bệnh Giời Leo)

Picture
Một khi bạn đã nhiễm bệnh thủy đậu lần đầu trong đời, thì cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một loại kháng thể để chống nhiễm trùng và sẽ dần trở nên miễn dịch mãi mãi với bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, mặc dầu virus gây bệnh thủy đậu ( tên y học là virus varicella-zoster) tuy không thể xâm nhập và phá hại trong các mô thần kinh của cơ thể của bạn nhưng sau này  nó vẫn có thể xâm nhập trở lại và gây ra một căn bệnh khác, gọi là bệnh zona. (bệnh giời leo)

Có khả năng là bạn sẽ nhiềm thủy đậu từ một người đang nhiểm bện Zona, nhưng sẽ không có chiều ngược lại. Tức là bạn không thể nhiễm bệnh Zona từ một người đang bị bệnh thủy đậu.

Tìm hiểu thêm về bệnh zona.

Có vắc-xin (vaccine) phòng ngừa bệnh thủy đậu không ?

Picture
Ở Việt Nam đã có vắc xin ngừa bệnh thủy đâu, tuy nhiên đây là loại vắc-xin có đặc tính như vắc-xin sởi, là vắc-xin sống nên rất khó cho việc nghiên cứu và chế tạo, lượng vắc-xin vì vậy cũng sản xuất ở mức độ nào đấy, không sản xuất đại trà, do đó rất hiếm hàng.

Đối với loại vắc-xin này, trẻ em từ 12 tháng đến 13 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất, người trên 13 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần là có thể loại được đến 98% nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu đối với trẻ em và 75% đối với thanh thiếu niên và người lớn.

Theo một số tài liệu khoa học, một số rất hiếm bệnh nhân mặc dầu đã được tiêm vắc xin vẫn có thể tái nhiễm bệnh thủy đâu do tiếp xúc qua thường xuyên với người mắc bệnh zona

Tìm hiểu thêm về vắc xin chủng ngừa thủy đậu và lý do tại sao vẫn còn trường hợp khan hiếm vaxin thủy đậu ở Việt Nam 

Hoặc ​Tìm hiểu thêm về phòng ngửa bệnh thủy đậu 


Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu